Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Xây dựng Việt Nam được chuyển đổi mô hình từ Ngân
hàng TMCP Xây dựng Việt Nam theo quyết định số 250/QĐ-NHNN ngày 05/03/2015 của Ngân
hàng Nhà nước. Tên Tiếng Việt, tên viết tắt Tiếng Việt, tên Tiếng Anh và tên viết
tắt Tiếng Anh lần lượt là: Ngân hàng thương mại trách nhiệm hữu hạn một thành viên
Xây dựng Việt Nam - Ngân hàng Xây dựng - Construction Bank – CB.
Năm thứ 9 chính thức trở lại hoạt động, đến nay, Ngân hàng Xây dựng (CB) có vốn điều lệ đạt 3.000 tỷ đồng cùng hệ thống mạng lưới gần 100 điểm hoạt động trên toàn quốc. Là Ngân hàng 100% vốn sở hữu Nhà nước với sự hỗ trợ toàn diện của Vietcombank về quản trị, công nghệ, khách hàng, thanh khoản…Ngân hàng Xây dựng định hướng phát triển trở thành một ngân hàng bán lẻ đa năng trên nền tảng công nghệ hiện đại.
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
Ngân hàng TM TNHH MTV Xây dựng Việt Nam, tiền thân là Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt
Nam, Ngân hàng TMCP Đại Tín và Ngân hàng TMCP nông thôn Rạch Kiến, với trụ sở được
đặt tại 145-147-149 Hùng Vương, P2, Tp. Tân An, Tỉnh Long An.
Năm 1989: Khởi điểm
Ngày đầu thành lập, Ngân hàng đối mặt với rất nhiều khó khăn do chuyển đổi từ kinh
tế hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo chủ
trương của chính phủ. Với những nỗ lực chèo chống từ Ban lãnh đạo, Ngân hàng đã
vượt qua giai đoạn khủng hoảng hê thống tín dụng vào đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước.
Năm 2007: Chuyển đổi thành ngân hàng thương mại cổ phần.
Ngày 17/08/2007, theo quyết định số 1931/QĐ-NHNN, Ngân hàng TMCP nông thôn Rạch
Kiến được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận chuyển đổi mô hình hoạt
động thành Ngân hàng TMCP đô thị.
Ngày 17/09/2007 đổi tên thành Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Tín, theo quyết định
số 2136/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Năm 2011 -> 2012: Ảnh hưởng suy thoái kinh tế
Trong điều kiện kinh tế Việt Nam và Thế giới ảnh hưởng suy thoái kinh tế toàn cầu,
Ngân hàng đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.
Tháng 05/2013: Đổi tên Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam.
Ngày 23/05/2013, Thống đốc NHNN VN ban hành quyết định số 1161/QĐ-NHNN chấp thuận
việc thay đổi tên gọi của Ngân hàng TMCP Đại Tín, theo đó, tên gọi mới là Ngân hàng
TMCP Xây dựng Việt Nam.
Tháng 01/2015: Nhà nước quyết định mua lại toàn bộ cổ phần
Ngày 31/01/2015, căn cứ Luật Các TCTD, Quyết định số 48/2013/QĐ-NHNN ngày 01/8/2013
về việc góp vốn, mua cổ phần bắt buộc của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt
và Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông Ngân hàng Xây dựng, NHNN đã tuyên bố quyết
định sẽ mua lại bắt buộc toàn bộ vốn cổ phần của Ngân hàng Xây dựng với giá bằng
0 đồng/1 cổ phần. Theo đó, NHNN trở thành chủ sở hữu (100% vốn điều lệ) của Ngân
hàng Xây dựng.
Tháng 03/2015: Chính thức chuyển đổi mô hình do Nhà nước làm chủ
sở hữu
Công bố chuyển đổi mô hình Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam thành Ngân hàng TM TNHH
MTV do nhà nước làm chủ sở hữu. Ngày 05/03/2015, Thống đốc NHNN đã ban hành quyết
định 250/QĐ-NHNN về việc mua toàn bộ cổ phần và chuyển đổi Ngân hàng TMCP Xây dựng
Việt Nam thành Ngân hàng thương mại trách nhiệm hữu hạn một thành viên Xây dựng
Việt Nam do Nhà nước làm chủ sở hữu.
SẢN PHẨM DỊCH VỤ CHÍNH
Ngân hàng Xây dựng hoạt động với chức năng của một ngân hàng bán lẻ đa năng trên
nền tảng công nghệ hiện đại, cung cấp đa dạng các sản phẩm, dịch vụ tài chính phù
hợp với nhu cầu của Quý khách hàng như: ...
Huy động vốn (nhận tiền gửi của khách hàng) bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ;
Cho vay vốn (cung cấp tín dụng, đầu tư, hùn vốn liên doanh) bằng đồng Việt Nam,
ngoại tệ; Các dịch vụ tài chính (thực hiện thanh toán trong nước, thực hiện dịch
vụ ngân quỹ, chuyển tiền kiều hối và chuyển tiền nhanh, bảo hiểm nhân thọ qua ngân
hàng);
Thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ.
Trong đó, các dịch vụ ngân hàng bán lẻ, cho vay và dịch vụ ngành xây dựng và nhà
ở sẽ là thị trường được ngân hàng chú trọng phát triển.
MẠNG LƯỚI HOẠT ĐỘNG
Mạng lưới hoạt động của Ngân hàng Xây dựng đạt 93 điểm trên toàn quốc.
NHÂN SỰ
Tổng số nhân sự của Ngân hàng Xây dựng là hơn 1.600 CBNV. Đa số cán bộ nhân viên có
trình độ đại học và trên đại học, thường xuyên được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ
tại Trung tâm đào tạo của Ngân hàng và các trường Đại học, Viện nghiên cứu trong
và ngoài nước.
ĐỊNH HƯỚNG & MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN
Dưới sự chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước với sự tham gia quản trị, điều hành của Vietcombank,
Ngân hàng Xây dựng hướng đến mục tiêu hoạt động hiệu quả theo quy định của pháp
luật và các chuẩn mực ngân hàng quốc tế. Đặc biệt, Ngân hàng Xây dựng sẽ đề cao
tính hiệu quả trên cơ sở kế thừa, phát huy những tinh hoa văn hóa doanh nghiệp,
nền tảng công nghệ hiện đại đã được Vietcombank áp dụng thành công.
CAM KẾT
Với mục đích mang giải pháp phù hợp nhất đến sự hài lòng của Quý Khách hàng, mang
lợi ích đến toàn thể CBNV và cộng đồng xã hội …Ngân hàng Xây dựng cam kết không
ngừng nỗ lực “thay đổi để thành công”, đổi mới chiến lược kinh doanh, đổi mới hoạt
động, đổi mới hệ thống sản phẩm dịch vụ, tối ưu hóa công nghệ, nhằm phục vụ hiệu
quả, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của Quý Khách hàng...
Với chiến lược mới, trong thời gian tới Ngân hàng Xây dựng sẽ tiếp tục:
Đẩy mạnh cải cách nhằm đạt tới những chuẩn mực, thông lệ quốc tế về hoạt động tiền
tệ, ngân hàng, tiếp tục nâng cao năng lực tài chính, chất lượng tín dụng để tiếp
cận các tiêu chuẩn quốc tế..
Hướng đến hiện đại hóa công nghệ ngân hàng để nhanh chóng tiếp cận và phát triển
các dịch vụ ngân hàng thương mại hiện đại - đa năng, tăng cường công tác quản lý
rủi ro nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về hệ số an toàn tín dụng, nâng cao hiệu
quả kinh doanh cũng như năng lực cạnh tranh.
Hướng đến phát triển bền vững và nhanh chóng mở rộng mạng lưới hoạt động tại các
tỉnh, thành trong cả nước, đặc biệt chú trọng mở rộng mạng lưới tại các vùng kinh
tế trọng điểm.
Phát triển sản phẩm thẻ (ATM, thẻ tín dụng) nhằm nâng cao chất lượng phục vụ khách
hàng.
Quan tâm nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng thông qua việc tìm hiểu nhu cầu,
kỳ vọng của mỗi đối tượng khách hàng để đưa ra các giải pháp chăm sóc hữu hiệu,
thỏa mãn cao nhất các nhu cầu hợp lý của khách hàng trong khả năng cho phép của
mình
Nghiên cứu phát triển đa dạng hóa các sản phẩm nhằm thỏa mãn tối đa các nhu cầu
cũng như tiện ích của khách hàng, doanh nghiệp.
Quy Định Biểu Tượng