LoạiMua TMMua CKBán CK
AUD15.97016.07416.521
CAD18.24018.703
EUR26.63226.73927.392
GBP31.24031.994
JPY161,34162,15167,32
SGD 18.29418.41418.881
USD25.17025.22025.473
USD ( 5-20)24.69025.22025.473
USD (1-2)23.19025.22025.473
XEM 
CBBank CBBank CBBank

ĐANG ONLINE:40
SỐ NGƯỜI TRUY CẬP:19009515

TÀI CHÍNH TRONG NƯỚC


 

Cú hích mới cho ngân hàng

 

 

Giá cổ phiếu ngành ngân hàng chỉ tăng 6,14% trong năm qua, thấp hơn mức tăng 8,15% của chỉ số VN-Index, theo số liệu của Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI). Dù mức tăng trưởng chung của ngành thấp, nhưng một số ngân hàng đã có những nỗ lực tích cực, góp phần tạo nên gam màu sáng cho bức tranh chung của ngành. Vietcombank là một ví dụ. Giá cổ phiếu của Vietcombank đã tạo ra lợi nhuận lớn cho nhà đầu tư trong năm qua với mức tăng lên đến 43%. Trong phiên giao dịch mở màn cho năm Ất Mùi, cổ phiếu Vietcombank lại tiếp tục dẫn đầu nhóm ngân hàng với mức tăng 6,85%.
 
Theo báo cáo của SSI, có nhiều lý do để lý giải mức tăng cao của một ngân hàng có giá trị nền tảng tài chính tốt như Vietcombank như tăng trưởng tín dụng tốt, đa dạng hóa nguồn thu hay nâng cao hiệu quả chi phí. Nhưng không chỉ Vietcombank, một số ngân hàng niêm yết cũng đã công bố báo cáo tài chính quý IV/2014 (chưa kiểm toán) với kết quả chung là những gam màu tươi sáng hơn.
 
Tín hiệu lạc quan
 
Hồi đầu năm 2014, Vietcombank và Ngân hàng Quân Đội nằm trong danh sách các cổ phiếu ngân hàng đáng chú ý mà SSI đưa ra. Trong năm nay, công ty chứng khoán này còn đưa thêm Ngân hàng Á Châu (ACB) vào danh sách, vì những thay đổi tích cực trong kết quả kinh doanh năm vừa qua. Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý IV (chưa kiểm toán), lợi nhuận trước thuế năm 2014 của ACB đạt hơn 1.215 tỉ đồng, tăng đến 17,37% so với năm trước đó.
 
ACB cũng không phải là ngân hàng duy nhất hoàn thành kế hoạch lợi nhuận do Đại hội cổ đông đặt ra, mà còn có nhiều ngân hàng khác như Ngân hàng Quân Đội, Vietcombank, VietinBank hay Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV).
 
Việc nhiều ngân hàng hoàn thành kế hoạch cho thấy gam màu sáng trong bức tranh chung của ngân hàng nếu đặt nó trong bối cảnh chi phí dự phòng năm qua tiếp tục ảnh hưởng mạnh đến lợi nhuận (nhất là khi Thông tư 09 quy định về phân loại nợ xấu và trích lập dự phòng bắt đầu có hiệu lực từ hồi giữa năm). Tính chung 9 ngân hàng niêm yết, tổng giá trị trích lập dự phòng năm 2014 đã tăng hơn 13,7% so với năm 2013.
 
Không chỉ kết quả lợi nhuận lạc quan hơn mà ngành ngân hàng còn đón nhận một số tín hiệu tích cực khác. Kết thúc năm 2014, thanh khoản của hệ thống tiếp tục ổn định khi tăng trưởng huy động của các ngân hàng tiếp tục ở mức cao. Theo SSI, lãi suất qua đêm trên hệ thống liên ngân hàng duy trì ở mức 2-2,5% so với mức 3-3,5% trong năm trước đó. Còn theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, tăng trưởng huy động của hệ thống ngân hàng tiếp tục đạt ở mức cao, lên đến 15,15%; riêng 9 ngân hàng niêm yết đã công bố báo cáo thì con số tăng trưởng lên tới 23,8%.
 
Thanh khoản cao cho phép các ngân hàng kéo mặt bằng lãi suất xuống một cách đáng kể. Năm 2014, mặt bằng lãi suất cho vay đã giảm 2 điểm phần trăm, theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước. Lãi vay đã trở về mức của giai đoạn 2006 và trở nên dễ chịu hơn rất nhiều. Lãi suất giảm cũng là một trong những yếu tố kích thích tín dụng tăng mạnh. Rất nhiều ngân hàng trong năm qua đã tăng trưởng tín dụng vượt hạn mức. Tính trung bình, giá trị danh mục cho vay của 9 ngân hàng niêm yết đã tăng trưởng 15,86%.
 
Bàn tay hữu hình
 
Cứ mỗi năm, ngành ngân hàng lại tiếp tục được kỳ vọng sẽ có những thay đổi đột phá. Hồi đầu năm ngoái, trong báo cáo của mình, SSI kỳ vọng năm 2014 sẽ là năm cuối cùng trong quá trình làm sạch bảng cân đối kế toán ở các ngân hàng. Nhưng có lẽ các ngân hàng sẽ còn tiếp tục câu chuyện này trong năm 2015. Và năm nay, ngành ngân hàng đang nhận được nhiều cú hích mới hơn với những con số mục tiêu cụ thể được nêu ra từ phía cơ quan quản lý.
 
Cú hích đầu tiên là sự thay đổi tích cực trong việc giải quyết nợ xấu. Các nhà quản lý đặt mục tiêu rất rõ ràng trong năm nay: đưa tỉ lệ nợ xấu của hệ thống về ngưỡng 3% trong cuối năm 2015 và thay đổi nhiều về cơ chế ở VAMC, đơn vị xử lý tài sản xấu của các ngân hàng. Trong tương lai gần, Thống đốc Nguyễn Văn Bình kỳ vọng đến giữa năm 2015, các ngân hàng sẽ xử lý được 60% số nợ xấu của mình và bán được 75% số nợ xấu dự kiến cho VAMC.
 
Mặt khác, trước bối cảnh năm 2014 các thương vụ mua bán - sáp nhập (M&A) ngân hàng diễn ra không nhiều như kỳ vọng, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết sẽ tiếp tục tái cấu trúc từ 6-8 ngân hàng trong năm nay khi trả lời trong chương trình “Dân hỏi - Bộ trưởng trả lời” vào dịp Tết Nguyên Đán. Trước đó, Ngân hàng Nhà nước đã có những động thái mạnh tay hơn bằng việc mua lại một ngân hàng với giá 0 đồng, hay việc các ngân hàng thương mại thuộc sở hữu nhà nước sẽ tham gia vào những thương vụ M&A với các ngân hàng nhỏ hơn.
 
Song song việc xử lý những trục trặc trong hệ thống, lợi nhuận trong năm nay của các ngân hàng được dự báo sẽ được cải thiện khi tín dụng được đẩy mạnh hơn. Ngân hàng Nhà nước đặt ra mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2015 là 13-15%, thay vì mức 12-14% thường thấy, đồng thời còn phát tín hiệu có thể xem xét đẩy chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng lên mức 17% nếu cần thiết.
 
Một trong những yếu tố hỗ trợ tín dụng tăng là mặt bằng lãi suất tiếp tục giảm. Theo Chỉ thị 01 về điều hành chính sách tiền tệ năm 2015, Ngân hàng Nhà nước cũng đặt mục tiêu tiếp tục giảm 1-1,5 điểm phần trăm lãi suất cho vay trung và dài hạn. Các cú hích này dự kiến sẽ tạo ra những thay đổi tích cực trong môi trường kinh doanh của ngành ngân hàng.
 
Dẫu vậy, ngành ngân hàng vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức. Theo SSI, một vài ngân hàng chưa niêm yết có tỉ lệ nợ xấu báo cáo dường như thấp hơn mức thực tế và chi phí dự phòng trong năm nay tăng (dự kiến 10-20%) tiếp tục ảnh hưởng mạnh đến lợi nhuận.
 
Theo stockbiz.vn

HÌNH ẢNH

CBBank

TIN HOẠT ĐỘNG

🔔CB THÔNG BÁO - V/V NGHỈ LỄ GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG ...

xem

Đông đảo hội viên phát động thi đua hướng tới Kỷ ...

xem

GIẢM LÃI SÂU – NHẸ GÁNH LO ...

xem

CB tham gia loạt hoạt động hướng đến chào mừng 30 ...

xem
Xem thêm